CẦN BÁN: 50ha đất cụm công nghiệp tại Hiệp Hòa Bắc Giang

Thông tin Giao dịch mua bán Bất động sản Công nghiệp tại Thái Minh IP – Thaiminhip.com

Tất cả thông tin mua bán đăng tải trên ThaiminhIP.com đều được xác minh tính chính xác, trung thực và có nguồn gốc pháp lý rõ ràng để nhà đầu tư Bất động sản công nghiệp được nắm rõ, minh bạch trước khi đưa ra quyết định đầu tư hoặc sử dụng.

Chủ đầu tư cần nhượng 50ha đất trong cụm công nghiệp tại Hiệp Hòa, Bắc Giang

Lô đất 50ha trong cụm công nghiệp tại Hiệp Hòa Bắc Giang đang được chủ chào bán có vị trí vô cùng đắc địa trong cụm công nghiệp tại Hiệp Hòa Bắc Giang. Lô đất đã được san lấp mặt bằng, đầy đủ hồ sơ pháp lý, hệ thống điện nước đầy đủ, kéo đến tận chân công trình.Nhà đầu tư có thể ký kết hợp đồng sang tên nhanh chóng và đi vào xây dựng nhà máy luôn. Phù hợp các ngành nghề đặc thù như: Dệt nhuộm các mặt hàng vài công nghiệp…

Đây là cụm công nghiệp mới được quy hoạch, nằm sát đường tỉnh lộ 296 rất tiện lợi trong việc giao thương hàng hóa đi các tỉnh

Ảnh minh họa các cụm CN tại Hiệp Hòa Bắc Giang

Thông tin chi tiết về lô đất trong cụm công nghiệp tại Hiệp Hoà Bắc Giang

  • Vị trí: Lô đất nằm trong CCN tại Hiệp Hòa, Bắc Giang.
  • Khoảng cách:
    • Cách trung tâm Hà Nội: 49 Km
    • Cách sân bay Nội Bài: 36 km
    • Cách cảng Hải Phòng: 150 km
    • Cách cửa khẩu Hữu nghị: 145 km.
  • Diện tích: 500.000m2 tương đương 50ha
  • Hồ sơ pháp lý: Đầy đủ chứng nhận sử dụng đất
  • Thời hạn: 50 năm
  • Giá chuyển nhượng: Thỏa thuận
  • Hiện trạng: Lô đất đã được san lấp

Tổng quan về Hiệp Hòa Bắc Giang

Huyện Hiệp Hòa nằm ở phía tây tỉnh Bắc Giang, cách thành phố Bắc Giang 30 km về phía tây, cách trung tâm Hà Nội 50 km, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp hai huyện Tân Yên và Việt Yên
  • Phía tây giáp huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội và thành phố Phổ Yên, Thái Nguyên với ranh giới tự nhiên là sông Cầu
  • Phía nam giáp huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh với ranh giới tự nhiên là sông Cầu
  • Phía bắc giáp huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

Huyện Hiệp Hòa có diện tích 201,10 km². Năm 2009, dân số của huyện là 213.002 người, số người trong độ tuổi lao động chiếm 44,8% dân số, tuy nhiên chủ yếu là lao động nông nghiệp. Theo tổng điều tra dân số và nhà ở thì dân số của huyện Hiệp Hòa tính đến ngày 01/04/2019 là 247.460 người, là huyện đông dân nhất tỉnh Bắc Giang. Hiệp Hòa là vùng chuyển tiếp giữa đồi núi và đồng bằng, độ nghiêng theo hướng tây bắc xuống đông nam, địa hình mấp mô và gò thấp ở một số xã phía bắc, vùng đồng bằng tập trung ở phía đông nam và giữa huyện. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 20.110 ha (tức 201 km²), trong đó đất nông nghiệp là 13.479 ha chiếm 67%, đất lâm nghiệp 190,3 ha chiếm 0,9%, đất chưa sử dụng 1.653,2 ha chiếm 8,2%. Đất đai đa dạng, thích nghi với nhiều loại cây trồng về lương thực, thực phẩm, công nghiệp.

Sông Cầu chảy men theo phía tây và phía nam huyện với chiều dài 50 km, tạo luồng chuyên chở khách và hàng hóa khá thuận tiện. Nước của dòng sông Cầu qua hệ thống mương máng được xây dựng từ thời Pháp tưới cho các cánh đồng trong huyện. Thuyền bè có thể theo sông Cầu lên Thái Nguyên, về Đáp Cầu, Phả Lại và ra biển. Sông Cầu bồi đắp phù xa màu mỡ cho các soi bãi ven sông và có trữ lượng cát sỏi hàng triệu mét khối cung cấp cho các công trình xây dựng.

Đất sét chịu lửa ở Đức Thắng có chất lượng tốt, trắng mịn, có thể làm đồ sứ. Đất sét dùng làm gốm sành ở xã Châu Minh, xã Lương Phong có trữ lượng lớn. Cát sỏi dọc sông Cầu. Vùng đồi núi có đá ong làm vật liệu xây dựng. Qua khảo sát địa chất có than và sắt nhưng chưa đến tuổi khai thác.

Hiệp Hòa không còn rừng tự nhiên, rừng trồng rải rác ở các xã phía bắc huyện và được giao cho các hộ, các tổ chức quản lý. Tổng diện tích rừng toàn huyện là 167ha.

Khí hậu trên địa bàn huyện thuộc kiểu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm. Nhiệt độ trung bình 23- 23,5 °C, lượng mưa trung bình mỗi năm 1.550 – 1.650mm và giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, nhiệt lượng bức xạ mặt trời khá lớn khoảng 1.600 – 1700 giờ nắng một năm và tăng dần từ Tây sang Đông.

Nước sông Cầu và hệ thống mương máng của huyện (cũng lấy từ nước sông Cầu) trong vài chục năm gần đây bị ô nhiễm nặng do các nhà máy công nghiệp của Thái Nguyên thải ra. Nhiều dự án cải tạo ô nhiễm sông Cầu đưa ra nhưng vẫn chỉ nằm trên giấy. Một đặc sản nổi tiếng một thời của Hiệp Hòa là Cá Cháy của sông Cầu (như cá Anh Vũ của sông Thao) hiện nay hoàn toàn không còn. Việc sản xuất nông nghiệp dùng nhiều thuốc trừ sâu, phân hóa học, thuốc diệt cỏ nên các động vật sống ở ruộng như ếch, nhái, cá, tôm, cua, rắn, đỉa gần như không còn.

Hành chính

Huyện Hiệp Hòa có 25 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Thắng (huyện lỵ), Bắc Lý và 23 xã: Châu Minh, Danh Thắng, Đại Thành, Đoan Bái, Đông Lỗ, Đồng Tân, Hòa Sơn, Hoàng An, Hoàng Lương, Hoàng Thanh, Hoàng Vân, Hợp Thịnh, Hùng Sơn, Hương Lâm, Lương Phong, Mai Đình, Mai Trung, Ngọc Sơn, Quang Minh, Thái Sơn, Thanh Vân, Thường Thắng, Xuân Cẩm.

Giao thông

Đường bộ của Hiệp hòa khá thuận tiện, có ba tuyến chính: quốc lộ 37 từ Đình Trám qua Thắng (huyện Hiệp Hòa) dài 17 km), tỉnh lộ 295 Đông Xuyên – Thắng lên Cao Thượng (đoạn qua huyện dài 20 km), đường 296 nối Thắng qua cầu Vát tới phố Nỉ (đoạn qua huyện dài 9,5 km). Ngoài ra còn hai tuyến chỉ ở trong nội huyện: tỉnh lộ 288 từ Thắng đi Lữ và bến Gầm dài 9 km, từ Thắng đi bến đò Quế Sơn dài 5 km. Năm tuyến đường trên đều đã rải nhựa. Tỉnh lộ 295 đoạn Thắng – Đông Xuyên đã được cải thiện,đặc biệt Cầu Mai Đình – Đông Xuyên đã được hoàn thành.

Kinh tế – xã hội

Hiệp Hòa chủ yếu sản xuất lương thực, rau màu, chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi trồng thủy sản. Nhờ hệ thống mương máng người dân có thể trồng hai vụ lúa và một vụ hoa màu trong một năm.Trong những năm gần đây Hiệp Hòa đã chú trọng chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, xây dựng các cụm công nghiệp nhằm thu hút đầu tư, nâng cấp hệ thống chợ nông thôn để phát triển thương mại.

Năm 2008 giá trị sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, xây dựng trên địa bàn huyện đạt 200 triệu USD, tăng 56,5% so với năm 2007. Sản lượng may mặc, bia hơi, khai thác cát sỏi, gạch đều vượt kế hoạch từ 9-10%. Hiện huyện đã quy hoạch được 7 cụm công nghiệp, trong đó có 4 cụm đã được đưa vào sử dụng với tổng diện tích 124,5 ha. Năm 2008 toàn huyện đã thu hút 6 dự án đầu tư lớn với tổng vốn đăng ký hàng trăm tỷ đồng.

  • Điện lưới: Tính đến năm 2003 điện lưới quốc gia đã đến tất cả các xã, mọi hộ gia đình được sử dụng điện. Toàn huyện hiện có 124 máy biến áp.
  • Thông tin: Đường dây điện thoại cố định đã tới tất cả các thôn xóm trong huyện, mỗi gia đình đều có vô tuyến. Điện thoại di động được dùng rất phổ biến trong người dân. Tại trung tâm các xã đều có cơ sở bưu điện và Nhà văn hóa xã.
  • Nước sinh hoạt: Dân cư chủ yếu dùng nước sinh hoạt từ giếng đào còn một phần từ sông và nước mưa. Nước giếng vùng đồi núi của Hiệp Hòa nổi tiếng trong và mát. Khoảng trên 70% dân cư có nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Khu vực thị trấn được dùng nước máy.
  • Y tế: Toàn huyện có một bệnh viện lớn, các xã đều có trạm y tế xã, các thôn đều có y tá chăm sóc sức khỏe cho người dân. Ngoài ra còn có các phòng khám tư nhân.
097.660.8800
challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon